Đối tác
Bộ TNMTTổng cục Môi trườngSở TNMT TP Hà NộiSở TNMT Nghệ AnDa dang sinh hocbt7Trung tâm KTTN Đất và môi trường
Cty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQHQ ENTICOCty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQHQ ENTICOCty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQCty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQCty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQCty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQ
Tin mới

Điểm tin môi trường trong tuần

Điểm tin môi trường trong tuần
Thiệt hại do thiên tai 8 tháng đầu năm; Việt Nam đứng thứ 31 về tổng lượng phát thải khí CO2; Hơn 3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm; 20 triệu người mất nhà do thiên tai năm 2014; … là trong số những thông tin sự kiện môi trường nổi bật diễn ra trong tuần.

Điểm tin môi trường trong tuần

 

Thiệt hại do thiên tai 8 tháng đầu năm; Việt Nam đứng thứ 31 về tổng lượng phát thải khí CO2; Hơn 3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm; 20 triệu người mất nhà do thiên tai năm 2014; … là trong số những thông tin sự kiện môi trường nổi bật diễn ra trong tuần.

 

VIỆT NAM

Thiệt hại do thiên tai 8 tháng đầu năm


Ngày 14/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai cho biết trong 8 tháng đầu năm, thiên tai đã làm 116 người chết và mất tích; trên 14.000 ngôi nhà bị sụp đổ, cuốn trôi, hư hại; nhiều tuyến đường giao thông, thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng…ước tính thiệt hại gần 5.500 tỷ đồng. Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống thiên tai hôm qua, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết, từ nay đến hết năm 2015, khả năng có khoảng 6-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, trong đó khoảng 2-3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta – Báo Tiền Phong đưa tin.
 

Nhiệt độ từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016 trên phạm vi cả nước có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm 0,5-1,5 độ C. Trong những tháng chính của mùa đông (tháng 12/2015 đến tháng 2/2016) nhiệt độ có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm; rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài, nhưng có thể xuất hiện các đợt khoảng 4-7 ngày. Ngoài ra, do ảnh hưởng của El Nino (hiện tượng nước biển ấm lên), lượng mưa từ tháng 9/2015 - 2/2016 tại miền Trung có khả năng chỉ đạt từ 50-70% so với trung bình nhiều năm ở cùng thời kỳ, một số nơi thấp hơn.

Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN

Tin từ Bộ tài nguyên & Môi trường cho biết, từ 26 đến 31/10, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN chính thức lần thứ 13 (AMME 13), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN +3 và chuỗi các hội nghị liên quan tại Hà Nội. Hội nghị AMME 13 sẽ đánh giá tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong khu vực kể từ hội nghị AMME 12; thảo luận về nội dung hợp tác mới, đồng thời kiến nghị, đề xuất giải pháp thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới, đặc biệt cho giai đoạn sau 2015, khi Cộng đồng ASEAN được hình thành; thảo luận và thông qua Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu (BĐKH) chuẩn bị cho Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP21) và Thông cáo chung và kết quả của Hội nghị Bộ trưởng.

Được tổ chức liền kề với Hội nghị AMME 13 là chuỗi các Hội nghị liên quan gồm: Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3 lần thứ 14, Hội nghị quan chức cao cấp chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng; Hội nghị Ủy ban thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 11 (COM 11); Hội nghị các bên tham gia Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 11 (COP 11), nhằm rà soát kết quả thực hiện các chương trình, dự án thuộc 10 lĩnh vực hợp tác về môi trường trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ASEAN+3.

Việt Nam đứng thứ 31 về tổng lượng phát thải khí CO2

"Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu và là quốc gia có tổng lượng phát thải khí nhà kính (CO2) đứng thứ 31 trên thế giới. Cho đến nay, việc gia tăng lượng phát thải cùng với các diễn biến bất thường của khí hậu đã gây ra những thách thức lớn cho người nghèo, nhất là đại bộ phận dân cư, gồm 17 triệu dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long."

TTXVN dẫn lời ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên & Môi trường) đưa ra tại Chương trình cuối cùng để cứu khí hậu Trái Đất, đàm phán khí hậu tại COP 21 và tiếng nói từ Việt Nam, do Cơ quan Phát triển Pháp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và tổ chức Oxfam tổ chức chiều 17/9, tại Hà Nội. Với diễn biến gia tăng lượng phát thải và các diễn biến bất thường của khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng 2-4 độ C, nước biển dâng 100cm. Nguy cơ này có thể sẽ gây ngập 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long và ảnh hưởng trực tiếp đến 20 triệu dân của Việt Nam.

Xây nhà máy xử lý chất thải lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam

Dự án “Khu Công nghệ môi trường xanh” có quy mô đầu tư trên 450 triệu USD, tương đương 9.656 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 1.760 ha tại xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trong đó, số vốn giai đoạn 1 là 150 triệu USD, tương đương 3.218 tỷ đồng. Vốn cho các giai đoạn tiếp theo là 300 triệu USD, tương đương 6.437 tỷ đồng, sẽ được phân kỳ phù hợp theo các hạng mục đầu tư. Dự án này sẽ tập trung xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho TP.HCM và tỉnh Long An. Sau đó, mở rộng xử lý cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thành lân cận có cự ly vận chuyển phù hợp – theo Vietnamnet.

Với công suất tiếp nhận và xử lý 40.000 tấn chất thải/ngày, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần giải quyết tình hình ô nhiễm hiện nay ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án “Khu Công nghệ môi trường xanh” nằm trong quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại 3 vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 16/10/2008.

Hà Nội bổ sung hơn 53 tỷ đồng đầu tư 3 dự án cấp nước sạch

Thời báo Tài chính Việt Nam đưa tin UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt bổ sung và điều chỉnh kế hoạch vốn 2015 các dự án cấp nước của TP. Hà Nội thuộc hợp phần I cải thiện điều kiện cấp nước của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng, vay vốn WB.

Theo đó, Hà Nội phê duyệt bổ sung và điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2015 cho 3 dự án cấp nước thuộc hợp phần I là: Dự án cấp nước sạch liên xã Liên Phương, Vân Tảo, Hà Hồi, Hồng Vân, Thư Phú huyện Thường Tín 28,884 tỷ đồng; dự án cấp nước sạch liên xã Trung Hòa, Trường Yên huyện Chương Mỹ 21,9 tỷ đồng; dự án cấp nước sạch liên xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng huyện Mê Linh 3 tỷ đồng.

THẾ GIỚI

Hơn 3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm


Theo báo cáo nghiên cứu công bố ngày 16/9 của tạp chí Nature, tình trạng ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 nếu không có giải pháp hữu hiệu nào được đưa ra. Báo cáo cho rằng các quốc gia châu Á sẽ có số nạn nhân nhiều nhất do thói quen sử dụng than đá trong sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn hoặc sưởi ấm, trong khi Mỹ và các nước châu Âu ít bị ảnh hưởng hơn – theo VietnamPlus.vn.

Khoảng 75% số nạn nhân tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch vì hít phải khí độc trong thời gian dài, số còn lại không thể qua khỏi do mắc ung thư phổi và các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, báo cáo trên cũng cảnh báo nếu các nước trên thế giới không đưa ra được các quy định nghiêm ngặt liên quan đến vấn đề này thì số người tử vong do ô nhiễm không khí sẽ tăng lên 6,6 triệu người trong 35 năm tới.

Châu Á dẫn đầu về cải thiện năng lượng

Các quốc gia châu Á đang có những đóng góp quan trọng giúp thế giới đạt được mục tiêu năng lượng bền vững toàn cầu, theo báo cáo mới đây của của Ngân hàng Thế giới (WB). Theo báo cáo, châu Á đóng góp khoảng 60% tiến bộ toàn cầu về tiếp cận năng lượng và các mục tiêu năng lượng sạch trong giai đoạn 2010-2012,  vượt xa so với tỷ lệ dân số và tiêu thụ năng lượng của châu lục này trên tổng toàn cầu – theo Moitruongvadoisong.vn.

Châu Á đang mở rộng mạnh mẽ sang lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện đại (với các nguồn như năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt). Nếu như tiêu thụ năng lượng tái tạo hiện đại tăng 4% mỗi năm trên toàn cầu trong suốt giai đoạn 2010-2012, thì mức tăng trưởng đó còn gấp đôi ở châu Á (tức 8%). Số lượng người dân Châu Á có điện sử dụng cũng tăng thêm 0,9% hàng năm trong giai đoạn 2010-2012, vượt xa tỷ lệ toàn cầu là 0,6%. Đồng thời, trong khi dân số thế giới tiếp cận với nhiên liệu nấu ăn sạch trong giai đoạn này đang giảm thì ở châu Á lại có sự tăng nhẹ, mặc dù vẫn còn cách khá xa so với nhu cầu thực tế.

20 triệu người mất nhà do thiên tai năm 2014

Gần 20 triệu người trên thế giới buộc phải dời bỏ nhà cửa do bão lũ, động đất vào năm ngoái. Con số này có thể tiếp tục gia tăng trong những năm tới do tác động của biến đổi khí hậu. Đó là thông tin được công bố trong báo cáo thường niên của Trung tâm Giám sát Dịch chuyển Nội địa (IDMC)*.

Kể từ năm 2008 tới nay, trung bình mỗi năm có khoảng 26,4 triệu người phải sơ tán do thiên tai. Tương đương cứ mỗi giây sẽ có một người phải dời bỏ nhà cửa của mình. Mặc dù số lượng người phải di dời năm 2014 thấp hơn mức trung bình nhưng con số này có xu hướng tăng trong dài hạn. Châu Á là châu lục đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Gần 90% trong tổng số 19,3 triệu người phải sơ tán trong năm 2014 do thiên tai là người Châu Á. Trong đó, chủ yếu là do bão ở Trung Quốc, Philippines và lũ lụt ở Ấn Độ - theo Môi trường và Cuộc sống.

Khoảng 95% tê giác trên thế giới bị giết hại trong 40 năm qua

Ngày 17/9, Tổng cục Hải quan phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) tổ chức hội thảo "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã tại Việt Nam." – theo TTXVN.

Nhận định về tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã, các chuyên gia dự hội thảo cho rằng hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã mang lại cho các đối tượng từ 70-213 tỷ USD/năm. Các động, thực vật hoang dã bị buôn bán, vận chuyển trái phép chủ yếu là những loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư, côn trùng, thủy sinh... Cụ thể, có khoảng 95% tê giác trên thế giới bị giết hại trong vòng 40 năm qua, 4.000 sừng tê giác bị xuất khẩu bất hợp pháp từ châu Phi trong bốn năm gần đây, 22.000 cá thể voi châu Phi bị giết để lấy ngà trong năm 2012.

Hà Lan chế tạo máy tạo sóng lớn nhất thế giới để chống lũ lụt

Các nhà khoa học Hà Lan đã nghiên cứu thành công máy tạo sóng thần lớn nhất hành tinh để chống lụt, hiện tượng mà người dân ở đây đối mặt trong vài nghìn năm qua. Theo báo Thể Thao Văn Hóa, tới nay, làn sóng nhân tạo cao nhất mà chiếc máy này tạo ra là hơn 5 mét, nhưng các kỹ sư hy vọng sẽ sớm tạo ra những cột sóng cao hơn tại trạm tạo sóng vừa được hoàn thành, trị giá 29,3 triệu USD. Phát biểu với phóng viên Rebecca Morelle của kênh BBC, tiến sĩ Bas Hofland cho biết: "Hôm nay, chúng tôi đã tạo ra làn sóng cao trên 5m, nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo ra những đợt sóng cao hơn như thế nữa".

Delta Flume, tên của cỗ máy, tạo sóng bằng cách hút 9 triệu lít nước rồi bơm vào một bể chứa với tốc độ 1.000 lít mỗi giây. Sau đó nó đẩy nước vào một tường thép với chiều cao 10 m.  Nhờ đó, các nhà khoa học có thể tạo ra những con sóng có cường độ tương tự như lúc biển lặng, biển động, thậm chí như khi có sóng thần, theo Zing News. Sau đó, con sóng sẽ được truyền qua một bể hẹp dài 300 mét và tác động vào một loạt hệ thống chống lũ, như đê điều, các đụn cát, đập và một số rào cản khác, để kiểm tra các hệ thống này có thể chống chịu tốt tác động của lực nước lớn hay không.

Điểm tin môi trường trong tuần
Không cấp phép cho dự án không bảo đảm môi trường; Thu gần 500 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng; Dịch châu chấu tràn từ Lào sang Việt Nam; Không khí Trung Quốc làm con người giảm thọ 25 tháng; Muội than cướp đi 23.000 sinh mạng mỗi năm ở EU; … là trong số những thông tin sự kiện môi trường đáng chú ý trong tuần.

Không cấp phép cho dự án không bảo đảm môi trường; Thu gần 500 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng; Dịch châu chấu tràn từ Lào sang Việt Nam; Không khí Trung Quốc làm con người giảm thọ 25 tháng; Muội than cướp đi 23.000 sinh mạng mỗi năm ở EU; … là trong số những thông tin sự kiện môi trường đáng chú ý trong tuần.

 

 

VIỆT NAM

Không cấp phép cho dự án không bảo đảm môi trường


Ngày 8/7, Chính phủ công bố Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 6/2016 do Chính phủ công bố. Theo đó, bên cạnh nội dung về chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, Chính phủ khẳng định không cấp phép những dự án đầu tư không bảo đảm môi trường. Cũng theo nghị quyết, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản, nhất là đất đai, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật; khẩn trương hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai.


Cùng với đó, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, kiên quyết không cấp phép đối với các dự án không bảo đảm môi trường, không vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ yếu tố môi trường. Đồng thời, Bộ TN&MT phải “chỉ đạo rà soát trên phạm vi cả nước các cơ sở sản xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để có giải pháp kịp thời” - nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 6/2016 yêu cầu.

Dịch châu chấu tràn từ Lào sang Việt Nam

Đàn châu chấu tràn từ bên Lào sang Sơn La từ cuối năm 2015. Người dân đã dùng lưới căng, vợt, bản đêm dùng đuốc để soi bắt châu chấu. Có ngày người dân bắt được cả bao tải, nhưng vẫn không làm giảm được số lượng đàn châu chấu. Ông Nguyễn Ngọc Tú, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sốp Cộp, cho biết trước đó, dịch châu chấu chỉ xuất hiện tại địa bàn 2 bản Nà Vạc, Pá Kạch khu vực mốc biên giới 187 (Việt Nam-Lào). Dịch châu chấu đã lan rộng ra nhiều nương lúa, nương ngô của người dân huyện Sốp Cộp (Sơn La). Châu chấu đã ăn trụi cả lá cây rừng với diện tích khoảng 9.000ha; trong đó, có 800ha cây lương thực – theo VietnamPlus.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Sốp Cộp đã cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, vật tư và tăng cường lực lượng kỹ thuật, khuyến nông đến vùng dịch, hướng dẫn người dân phun thuốc ngăn chặn dịch châu chấu. Tuy nhiên, đến thời điểm này dịch châu chấu vẫn đang hoành hành tại xã Mường Lan và có thể sẽ di cư, chuyển đàn sang các vùng khác thuộc địa phận các xã biên giới Nặm Lạnh, Mường Và, Mường Cai để tìm thức ăn. Hơn nữa do địa bàn rừng núi, vùng biên giới, nên việc diệt trừ châu chấu phá hoại mùa màng, bảo vệ cây rừng là rất khó khăn.

Quảng Bình thiệt hại 4.000 tỷ đồng sau sự cố môi trường biển

Sáng 4/7, tỉnh Quảng Bình tổ chức họp đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển do công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4 vừa rồi. Ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản và nghề muối tính đến tháng 6/2016 thiệt hại trên 1.255 tỷ đồng, dự kiến hết năm 2016 là 2.300 tỷ đồng. Tương tự, ngành du lịch ước thiệt hại 1.400 tỷ đồng sau 3 tháng bị ảnh hưởng, và đến hết năm thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng. Ước tổng thiệt hại năm 2016 của toàn tỉnh Quảng Bình là 4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, với bờ biển dài 116 km và vùng đặc quyền kinh tế biển hơn 20.000 km2, tỉnh đánh giá thiệt hại về môi trường biển và nguồn lợi thủy sản hết sức lớn. Nhà chức trách Quảng Bình đánh giá môi trường sống của nhiều loại thủy hải sản bị phá hủy, có một số loại gần như tuyệt chủng và sản lượng khai thác thủy sản giảm 40-60% - theo VnExpress.

Thu gần 500 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng

Tính đến ngày 23/6/2016, cả nước đã thu được gần 496 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng, đạt 37,6% kế hoạch. Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Quỹ Trung ương thu được hơn 321 tỷ đồng (33,8% kế hoạch), Quỹ tỉnh thu được hơn 174 tỷ đồng (47,3% kế hoạch). Theo đó, Quỹ Trung ương đã giải ngân cho các Quỹ tỉnh hơn 376 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch năm. Các Quỹ tỉnh đã giải ngân cho chủ rừng hơn 55 tỷ đồng – theo Bnews.

Cũng theo Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích rừng được xác định hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng là trên 5,2 triệu ha; trong đó, có 199 Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, quản lý hơn 2,5 triệu ha rừng; 84 Công ty Lâm nghiệp quản lý hơn 753.000 ha rừng; 486 UBND cấp xã quản lý 409.711 ha rừng; 164 chủ rừng khác là các đơn vị công an, bộ đội, doanh nghiệp và trung tâm quản lý 420.466 ha rừng; 93.383 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng quản lý hơn 1,1 triệu ha rừng. Năm 2015, các tỉnh đã giải ngân lũy kế tiền dịch vụ môi trường rừng là 1.270 tỷ đồng cho chủ rừng, đạt 100% kế hoạch. Các tỉnh giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng đạt tỷ lệ cao như Lâm Đồng, Đắc Lắk, Nghệ An, Quảng Nam, Yên Bái, Lai Châu.

Thành lập Tổ công tác thực thi các cam kết về tài nguyên và môi trường của TPP và EVFTA

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1520/QĐ-BTNMT ngày 01/7/2016 thành lập Tổ công tác và giao đơn vị đầu mối thực thi các cam kết về tài nguyên và môi trường của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam (EVFTA). Thành viên Tổ công tác gồm đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ, bao gồm: Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ; Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Cục Quản lý tài nguyên nước; Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Cục Viễn thám; và Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT.

Tổ công tác có nhiệm vụ: (i) Rà soát các cam kết TN&MT trong TPP, EVFTA; đánh giá tính tương thích và tác động của TPP, EVFTA đối với hệ thống pháp luật TN&MT và lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung và lộ trình sửa đổi, bổ sung; (ii) Xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm thực thi và kế hoạch tuân thủ các cam kết về TN&MT của TPP và EVFTA; (iii)  Thiết lập quy trình và tổ chức tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, chất vấn của các nhà đầu tư và các nước trong TPP, EVFTA về các vấn đề pháp lý có liên quan; thiết lập cơ chế tuân thủ và minh bạch thông tin về pháp luật và tuân thủ pháp luật theo quy định của TPP, EVFTA; (iv) Tham gia giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ TPP, EVFTA, bao gồm: tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước (SSDS) và tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước (ISDS); (v) Tham gia giải quyết các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thực thi TPP và EVFTA.

THẾ GIỚI

Muội than cướp đi 23.000 sinh mạng mỗi năm ở EU


Tình trạng ô nhiễm muội than do hoạt động của các nhà máy nhiệt điện tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã gây ra các bệnh lý về phổi, cướp đi sinh mạng của 23.000 người dân ở khu vực này mỗi năm và gây thiệt hại hàng chục tỷ USD chi phí chăm sóc y tế. Đây là nội dung báo cáo do các nhà khoa học thuộc 4 tổ chức môi trường và thiên nhiên quốc tế công bố ngày 5/7 – theo TTXVN.

Theo báo cáo trên, toàn khu vực EU hiện có 280 nhà máy nhiệt điện đốt bằng than. Tuy nhiên, dữ liệu sẵn có của 257 nhà máy cho thấy trong năm 2013, lượng khí thải từ các nhà máy này có liên quan đến 22.900 trường hợp chết sớm. Khoảng 83% số ca tử vong này (19.000 người) được cho là do hít phải các hạt siêu nhỏ mịn bay trong không khí và trong quá trình hô hấp các hạt này dễ dàng thâm nhập vào phổi và mạch máu. Báo cáo nêu đích danh các nước là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên gồm Ba Lan, Đức, Romania, Bulgaria và Anh. Bản thân các nước này cùng một số nước láng giềng như Đức, Italy, Pháp, Hy Lạp đã phải gánh chung hậu quả.

Không khí Trung Quốc làm con người giảm thọ 25 tháng

Theo một báo cáo công bố hôm 27/6 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ô nhiễm đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 cho con người, sau bệnh tim, chế độ ăn và hút thuốc. Số người chết trên toàn cầu do liên quan tới ô nhiễm ước tính ở mức 6,5 triệu, trong đó Trung Quốc chiếm một phần đáng kể, theo SCMP. Việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí khiến một triệu người Trung Quốc chết sớm mỗi năm – theo VnExpress.

Việc sử dụng than đá và các vật liệu hữu cơ khác trong các nhà máy công nghiệp và làm chất đốt tại nhà là những nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất Trung Quốc. Gần 97% người dân nước này thường xuyên tiếp xúc với bụi PM2.5 độc hại trong không khí, khiến tuổi thọ của họ có thể bị rút ngắn tới 25 tháng. Tính riêng chất đốt tại nhà đã khiến 1,2 triệu người tử vong, báo cáo của IEA cho biết. Năm ngoái, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã lần đầu tiên nâng tình trạng ô nhiễm không khí lên mức "báo động đỏ".

Pháp cấm lưu hành xe cũ đăng ký trước năm 1997 để bảo vệ môi trường

Nhằm giảm tình trạng ô nhiễm không khí, từ ngày 1/7, thủ đô Paris của Pháp đã bắt đầu cấm các xe sản xuất trước năm 1997 lưu thông ở trung tâm thành phố. Theo quy định mới này, các xe ô tô đăng ký trước năm 1997 và xe máy trước năm 1999 sẽ phải đối mặt với một số hình phạt nếu xuất hiện trên đường phố từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối các ngày trong tuần – theo VOV.

Lệnh cấm bao gồm cả những xe được đăng ký trước năm 2010. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, quy định về hạn chế xe cũ sẽ ngày càng nghiêm ngặt. Ước tính, quy định này ảnh hưởng đến khoảng 10% số xe đang hoạt động trong thành phố, tương đương 30.000 phương tiện. Đây cũng là một trong những nỗ lực mạnh mẽ nhất nhằm hạn chế sử dụng ô tô tại đây. Động thái có thể sẽ tác động lớn nhất đến những người dân có thu nhập thấp bởi nhiều người trong số họ sử dụng những chiếc xe đời cũ giá rẻ.

Năng lượng mặt trời giúp Úc tiết kiệm 1 tỷ đôla mỗi năm

Theo báo cáo mới của tổ chức cộng đồng Solar Citizens, tính đến đầu năm nay, Úc đã lắp đặt 23,2 triệu tấm pin quang điện mặt trời, tương đương với tỷ lệ một pin/người. Úc có quyền tự hào về hơn 23,2 triệu tấm pin quang điện mặt trời bởi chúng có thể giúp người dân tiết kiệm được 1 tỷ đôla tiền điện mỗi năm. Từ đầu năm 2016 đến nay, hệ thống pin quang điện mặt trời đã sản xuất ra 6,5 TWh điện và cắt giảm 6,3 triệu tấn khí thải nhà kính.

Solar Citizens còn tính toán các khoản tiền mà chủ sở hữu pin năng lượng mặt trời tiết kiệm được từ hóa đơn tiền điện của họ, phân tích giá bán lẻ điện bình quân trên khắp cả nước trong hơn 8 năm tài chính qua. Kết quả là, những hộ gia đình sở hữu pin năng lượng mặt trời đã cắt giảm được 4,4 tỷ đôla hóa đơn tiền điện từ năm tài chính 2007 - 2009 và tiết kiệm được khoảng 1 tỷ đôla mỗi năm trong vòng 3 năm qua. Xét phần đầu tư, bản báo cáo cho thấy 1,5 triệu hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ của Úc đã đầu tư hơn 8 tỷ đôla vào việc lắp đặt pin quang điện mặt trời trên mái nhà.

Juno sẽ tan tành trên sao Mộc nhằm bảo vệ sự sống ngoài hành tinh

Sau hành trình kéo dài 5 năm, tàu vũ trụ Juno của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến vào quỹ đạo sao Mộc, hoàn thành sứ mệnh trị giá 1,1 tỷ USD. NASA sẽ phá hủy tàu Juno trị giá 1.1 tỉ USD trên sao Mộc để không gây ô nhiễm cho sự sống ngoài hành tinh. Tàu Juno sẽ bay quanh sao Mộc 37 vòng trong 20 tháng tới, cách những đám mây cao nhất trên khí quyển sao Mộc 5.000km. Do được cho là hành tinh đầu tiên hình thành trong hệ Mặt trời, sao Mộc còn là đầu mối trong việc tìm hiểu hệ Mặt trời phát triển như thế nào.

Tuy nhiên, khi hoàn thành nhiệm vụ vào tháng 2/2018, Juno sẽ không được về Trái đất và nằm trong viện bảo tàng như nhiều con tàu khác. Juno có số phận khắc nghiệt hơn nhiều. Nó sẽ được cho rơi tự do vào bầu khí quyển của sao Mộc và bốc cháy hoàn toàn. Các nhà khoa học không muốn tốn thêm 1 tỉ USD cho tàu vũ trụ kế tiếp tiếp cận không gian chỉ để tìm ra một số dấu hiệu về sự sống - mà thực ra là do chính con người tạo ra vì đã làm ô nhiễm trên ấy. Cái “chết” của Juno cũng là một giải pháp cho vấn đề giải quyết rác trên không gian của chúng ta. Theo moitruong.com.vn.
 
Cty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQ
Thống kê truy cập
Quảng cáo
HQ ENTICOCty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQVì một môi trường Xanh
Nhà máy nước Hòa Sơn
Giờ trái đất 2018
Ngày Môi trường Thế giới 5-6
Waste Water
Cty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQ
Cty CP Tư vấn Đầu tư & Công nghệ Môi trường HQ
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho Anh (chị)
^ Về đầu trang